Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2008

Angles and Demons

Vừa đọc xong cuốn " Thiên thần và Ác quỷ " của Dan Brown, tác giả của " Mật mã Da Vinci". Trí tưởng tượng và kiến thức của tác giả thật phong phú và đáng nể. Huyền thoại và thực tế, tưởng tượng và sự thật đan xen vào nhau tạo nên những tình tiết cực kỳ lôi cuốn và hấp dẫn. Cũng là một mô típ không mấy xa lạ, cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa khoa học và tôn giáo, những âm mưu đen tối, tình cha con, tình yêu... trộn lẫn trong cốt truyện ly kỳ. Đọc cuốn sách này lại nhớ đến tác phẩm " Ruồi trâu" của Ethel Lilian Voynich, có những chi tiết thật giống nhau trong đó.


Đôi khi trong quá trình đọc, tôi vẫn tự hỏi những tình tiết trong truyện là có thật hay không? Những địa danh và kiến trúc của thành Rome và toà thánh Vatican, chắc không phải tưởng tượng nhưng những huyền thoại về chúng thì như thế nào, có thật hay không? Phản vật chất người ta cũng đã tìm ra rồi nên mới có chuyện để viết như thế. Hội " Illuminati" cũng là có thật và đã diệt vong rồi. Chỉ có các nhân vật trong đó là không có thật thôi, cả cốt truyện cũng vậy... Tự dưng lại muốn đi Rome thế không biết. Đã xem " Huyền thoại thành Rome" rồi nên lại càng muốn đến. Dường như có gì đó vừa kỳ bí vừa lãng mạn và có sức quyến rũ chết người ở nơi đó vậy.

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2008

Như làn gió thoảng ( tiếp theo)


Chiều thứ sáu, tôi đến nhà thầy học vẽ như thường lệ. Vừa rẽ vào con đường rải sỏi, tôi gặp một người phụ nữ đang từ nhà thầy đi ra. Khi người ấy lướt qua tôi, tôi ngạc nhiên nhận ra người phụ nữ đó chính là Mai Thanh, người đàn bà trong bức chân dung mà tôi đã nhìn thấy treo ở nhà thầy ngày nào. Bên ngoài, trông người đó còn đẹp rực rỡ và sang trọng hơn cả trong bức tranh thầy vẽ.

Người phụ nữ ấy bước đến bên chiếc xe hơi đang đỗ ngoài cổng, mở cửa xe bước vào trong và chiếc xe lăn bánh, để lại đằng sau lớp bụi mờ.

Bước vào nhà, tôi thấy thầy đang đứng bên cửa sổ, tư lự nhìn theo hướng người đàn bà vừa đi khuất. Trên bàn nước là một chiếc phong bì đã mở.

- Cô ấy đến gửi giấy mời mời thầy tới tham dự buổi khai trương triển lãm tranh cá nhân sắp tổ chức vào tháng tới.

- Thầy có định đến dự không ạ?

Thầy không đáp, quay đầu lại nhìn tôi, ánh mắt thầy thật khó tả:

- Thôi, chúng ta bắt đầu bài học.

Tháng tư, tôi lại bất ngờ bị ốm, dịch sốt virus đang hoành hành trong thành phố. Long phải đi làm suốt ngày, chỉ có thể đến với tôi sau những giờ làm việc nên hầu hết thời gian trong ngày tôi phải ở nhà một mình. Tôi nghỉ học đến buổi thứ hai, thầy gọi điện hỏi thăm. Tuy tôi nói đã đỡ nhưng thầy vẫn nói sẽ đến thăm tôi.

Buổi sáng ngày 12 tháng 4, ngày Mai Thanh khai trương triển lãm tranh cá nhân, thầy bất ngờ đến thăm tôi. Thầy tặng tôi một bó hoa hồng hái trong vườn nhà thầy, những bông hoa đỏ sẫm còn ướt sương đêm. Khi trao chúng cho tôi, thầy hóm hỉnh nói:

- Mấy hôm nay em không đến, hoa trong vườn đều héo hắt vì nhớ em đấy.

Gần đây, tôi hay nghe thấy những câu đùa nhẹ nhàng như thế từ thầy. Tôi cũng hay bắt gặp nụ cười ở thầy hơn. Những khi thầy cười, khuôn mặt thầy thường bừng sáng, nét mặt tươi vui và hiền hoà.

Vừa cắm hoa vào bình, tôi vừa hỏi thầy:

- Thầy đã đi dự khai trương triển lãm của chị Mai Thanh chưa ạ?

Thầy trầm ngâm một lát rồi nói:

- Mai Thanh đã là quá khứ rồi, thầy không muốn xáo trộn quá khứ thêm một lần nào nữa. Thầy sẽ không đến xem triển lãm của Mai Thanh, không phải vì thầy cố chấp mà vì thầy đã quyết định cho quá khứ ngủ yên. Vả lại, thầy còn có việc quan trọng hơn phải làm.

- Việc quan trọng hơn là việc gì ạ?

- Là việc đến thăm em đấy, em không thấy sao? - Thầy đáp rồi nhìn thẳng vào mắt tôi, trìu mến.

Tôi lảng tránh ánh mắt thầy. Tôi linh cảm thấy một điều gì đó đang đến, một điều gì đó tôi không hề đón đợi nhưng cũng không nỡ chối từ. Bởi vì hình ảnh thầy một mình đơn côi trong căn nhà vắng lặng đó luôn luôn ám ảnh tôi, thậm chí còn theo tôi vào cả trong giấc ngủ. Tôi thương thầy, có lúc bằng tình thương của một người đồng cảnh, có lúc bằng tình thương của một người đã quá thừa thãi đối với một người kém may mắn hơn mình…

Tôi và Long dự định tổ chức đám cưới vào đầu tháng năm, khi những cánh phượng vĩ đầu tiên của mùa hè đang hé nở. Long nói anh không thể chờ đợi thêm nữa để cưới tôi và anh muốn mang lại thật nhiều hạnh phúc cho tôi để bù đắp những tháng ngày anh đã làm tôi đau đớn.

Tôi xin phép thầy nghỉ học một thời gian để chuẩn bị cho đám cưới. Ngày tôi gửi thiếp mời, Long đưa tôi đến nhà thầy rồi đứng đợi ngoài cổng. Lúc tôi đến, tôi gần như không nhận ra thầy bởi vì thầy lại trở lại vẻ lạnh lùng xa cách khi xưa. Không còn chút gì thân thiết giữa hai người như những buổi học gần đây nữa. Tôi thấy đau nhói lòng và xót xa khi cảm thấy giữa thầy và tôi đã có một sự đổ vỡ không thể nào hàn gắn nổi.

Ngày cưới tôi, thầy không đến, cũng không một lời nhắn nhủ chúc mừng. Tôi cảm thấy bất an trong lòng nên buổi chiều hôm sau tôi nhờ Long đưa đến nhà thầy. Khi đến nơi, nhìn qua hàng rào thấp, tôi thấy cửa nhà thầy đã được khoá từ bên ngoài. Đang ngơ ngác nhìn quanh thì người đàn bà ở sát cạnh nhà thầy chạy ra. Người đàn bà này tôi cũng đã quen vì thường sang chăm sóc vườn hoa giúp thầy khi trước. Bà ta nói:

- Cô tìm thầy Cương đúng không? Ông ấy đã đi Sài G
òn rồi. Trước khi đi ông ấy có nhờ tôi đưa cô vật này.

Nói rồi bà đưa tôi một bức tranh đã được đóng khung rất cẩn thận và rất đẹp. Tôi nhận ra đó chính là bức tranh thầy vẽ tôi vào buổi chiều đầu tiên tôi theo thầy lên vẽ trên đồi. Tôi lặng người đón nhận bức tranh, nước mắt ở đâu chỉ chực trào ra. Không dám gọi thành tiếng nhưng lòng tôi như có tiếng thì thầm: “ Thầy ơi!”.

Hà Nội, 26/3/2008

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2008

Như làn gió thoảng


Nhà thầy Cương ở ngoại ô, nơi có những ngôi nhà nhỏ xinh xắn nằm lọt giữa khu vườn cây trái sum suê quanh năm xanh tốt. Từ cổng vào nhà là con đường rải sỏi trắng muốt với hai hàng rào dâm bụt thấp lè tè. Thầy yêu hoa nên trong vườn trồng rất nhiều hoa đủ các loại. Những lúc đợi tôi vẽ, thầy thường nhìn mông lung trên những luống hồng nhung đỏ thắm, đôi mắt xa xăm và diệu vợi.

Hàng tuần, tôi đến nhà thầy hai lần vào buổi chiều thứ ba và thứ sáu để học vẽ. Lần đầu tiên đến đây, tôi rất thích cái không gian tĩnh lặng này và có cảm giác tất cả mọi thứ đều như đã thân thuộc với mình từ lâu lắm. Tuy nhiên chủ nhân của ngôi nhà ấy lại không dễ thân thiện như vậy. Thầy Cương xa cách và lạnh lùng, có một phần cao ngạo và bất cần. Người trong nghề nói thầy có tài nhưng không đủ kiên nhẫn và đam mê để hoàn thành những tác phẩm hội họa lớn.

Lần đầu, thầy bảo tôi vẽ thử, tôi hỏi:

- Thưa thầy, vẽ gì ạ?

- Bất cứ thứ gì mà em thích.

Tôi chọn vẽ một bông păng xê màu tím nhạt, loại hoa đang nở rộ trong vườn nhà thầy vào mùa này. Xem tranh, một nụ cười thoáng qua trên nét mặt nghiêm nghị và lạnh lùng của thầy:

- Tại sao chỉ có một bông mà không phải là cả một vườn păng xê nhỉ?

Thầy cầm lấy bút vẽ thêm những bông hoa khác vào bức tranh của tôi. Chẳng mấy chốc trước mắt tôi hiện ra một thảm hoa păng xê rực rỡ sắc màu và tươi vui trong một buổi chiều mùa xuân ấm áp. Những cánh hoa nom như những cánh bướm rập rờn đủ màu sắc chỉ chực vỗ cánh bay lên mỗi khi có cơn gió nhẹ thổi qua.

Tôi nhớ dạo còn bé, những ngày mùa hè rảnh rỗi không phải vướng bận chuyện học hành, tôi hay ngồi trên thềm nhà, trước mặt là chiếc giá vẽ tự chế, bên cạnh là những chiếc bút chì màu, tôi say sưa vẽ bất cứ thứ gì bất chợt xuất hiện trước mắt mình. Cho đến bây giờ tôi vẫn giữ những bức vẽ tĩnh vật hồi ấy, bức thì vẽ cốc nước, bức thì vẽ lọ hoa, bức thì vẽ bể cá vàng,… Rất nhiều những bức tranh vẽ hoa, những bông hoa tôi hái trong mảnh vườn nhỏ sau nhà và đem về cắm trong cái lọ gốm Bát Tràng. Những nét vẽ hồi ấy ngây ngô nhưng chứa đựng đầy những khát vọng sáng tạo vẫn khiến tôi bồi hồi mỗi khi xem lại.

Thời gian trôi đi, khi lớn lên, tôi vào đại học rồi ra trường đi làm. Cuộc sống cuốn tôi vào dòng chảy của nó khiến cho tôi quên mất ước mơ trở thành hoạ sỹ từ thủa còn ấu thơ của mình.

Mùa đông năm ngoái, tôi bị khủng hoảng nặng nề khi Long, người yêu tôi đột ngột quyết định sang nước ngoài làm việc một thời gian mà không hẹn ngày trở về. Bác sỹ nói tôi bị trầm cảm và cần phải nghỉ ngơi dài ngày. Tôi đã xin nghỉ phép hai tháng để đi du lịch khắp nơi.

Tôi lên núi và xuống biển. Biển mùa đông vắng người và yên bình đến lạ. Tôi thường ngồi lặng hàng giờ ngắm những con sóng bạc đầu xô vào ghềnh đá và đi dạo dọc bờ cát mỗi khi đêm về. Những đêm có trăng, ánh trăng sáng lấp loá chiếu lên mặt nước phẳng lặng và hiền hoà khiến cho nó như được dát một lớp áo vàng rực rỡ và đẹp mê đắm.

Tôi theo chân những đoàn leo núi, phung phí sức lực của mình vào những cuộc leo trèo mướt mồ hôi và cũng giúp tôi dần thoát khỏi những ưu phiền của mình. Không biết bao lần đứng trên một đỉnh cao mới chinh phục, lan toả trong tôi là niềm tự hào xen lẫn niềm vui sướng rồ dại của một kẻ đang thoát khỏi những ràng buộc của chính bản thân mình.

Có lần, ở một thành phố xa lạ, tôi tình cờ dừng chân trước một phòng trưng bày tranh mới mở. Những bức vẽ tôi xem ở phòng tranh đó đã khiến cho nỗi khao khát được thể hiện cảm xúc của mình qua nét cọ màu có thể lưu giữ mãi cùng với thời gian lại bùng lên trong tôi mạnh mẽ tới mức không thể cưỡng lại nổi. Tôi nhanh chóng huỷ bỏ kế hoạch đi chơi tiếp theo để trở về nhà và chỉ hai ngày sau, tôi đã có mặt ở nhà thầy Cương để thực hiện nốt ước mơ của mình.

CÆ°Æ¡ng là ông thầy khó tính và rất ít khi khen ngợi học trò. Vào những phút giây thanh thản hiếm hoi trong má»™t buổi chiều êm ả, thầy bá»—ng nhiên trở nên vui vẻ hÆ¡n và cho tôi xem cuốn sổ tay vẽ những bức tranh phác hoạ và nói cho tôi biết ý tưởng của mình trong những bức tranh ấy mà thầy dá»± định sẽ dá»±ng thành những bức tranh lá»›n sau này. Thầy nói vá»›i tôi rất nhiều, về bố cục, về màu sắc, về đường nét, về Ä‘á»™ sáng tối… , những kiến thức cÆ¡ bản trong há»™i hoạ mà tôi buá»™c phải thuá»™c lòng để có thể vẽ được má»™t bức tranh theo ý muốn, dù tôi không còn ý định trở thành hoạ sỹ nữa mà Ä‘Æ¡n giản chỉ muốn lÆ°u giữ những gì tôi bắt gặp trong những khoảnh khắc khó quên trên những cuá»™c hành trình tôi đã Ä‘i qua. Những lúc nhÆ° vậy, tôi thường đọc thấy trong mắt thầy những tia sáng của ná»—i khát khao và say sÆ°a khác hẳn ngày thường. NhÆ°ng những tia sáng đó cÅ©ng chỉ loé lên trong giây lÃ
¡t rồi lại trở về vá»›i ánh nhìn bình thản và lạnh lùng vốn có.

Một lần, tôi thấy trong phòng tranh của thầy bức chân dung một người phụ nữ rất đẹp. Đôi mắt sáng thông minh và mênh mang như mặt nước hồ thu lấp dưới hàng lông mày thanh thoát và nhẹ nhàng. Tôi như bị hút vào gương mặt diễm lệ và nhất là đôi mắt ấy. Tôi hỏi thầy:

- Thưa thầy, là ai vậy ạ?

Thầy không đáp, chỉ lặng lẽ thở dài.

Sau đó, tôi mới biết đó là người bạn gái cũ của thầy tên là Mai Thanh, người giờ đây đã nổi danh trong giới hội hoạ cả về tài năng lẫn sắc đẹp. Hai người đã từng có một mối tình rất sâu đậm từ thời còn học chung lớp tại Đại học Mỹ thuật nhưng sau khi được biết đến như một tài năng trẻ thì người đó đã rời bỏ thầy để đến với một tương lai rạng rỡ. Người ấy sang Đức học hội hoạ rồi trở thành một hoạ sỹ nổi tiếng. Tranh của người ấy giờ đây đã được treo ở cả những phòng triển lãm lớn trên thế giới.

Cái khoảng khắc tôi nhìn thấy bức chân dung ấy, tôi đã biết được căn nguyên của nỗi buồn lúc nào cũng luẩn quất trong ngôi nhà này.

Khi ấy đã là cuối mùa xuân, tôi đã học với thầy được hơn một năm và đó là khoảng thời gian tôi bắt đầu thực hành những bức tranh phong cảnh đầu tiên của mình. Chiều chủ nhật, Cương đưa tôi lên ngọn đồi sau nhà để vẽ. Đó là một ngọn đồi thấp và cái nắng đầy sức sống của mùa xuân bao phủ lên nó một màu xanh ngát. Thỉnh thoảng giữa đám cây xanh lại thấy rực lên một vạt hoa dại đầy sắc màu.

Thầy hướng dẫn tôi cách chọn cảnh, lắp giá vẽ cho tôi và chọn cho tôi một tảng đá bằng phẳn để làm ghế ngồi. Thầy chỉ cho tôi thấy những mái nhà đủ mọi dáng vẻ nấp sau vườn cây um tùm xanh tươi nằm bên những con đường ngoằn nghoèo xa phía dưới:

- Những lúc rảnh rỗi thầy thường lên đây, ngắm cảnh và suy nghĩ một mình.

Tôi nhìn thầy, trong lòng dấy lên một niềm thương cảm. Thầy đã một mình như thế này từ bao lâu rồi?

Bao nhiêu thời gian trôi qua tôi cũng không để ý bởi tôi quá chú tâm vào bức vẽ của mình. Chỉ biết rằng khi tôi ngẩng lên thì mặt trời đang dần xuống núi. Ráng đỏ của buổi hoàng hôn nhuộm lên mọi vật một sắc hồng rạng rỡ. Tôi ngồi lặng ngắm buổi chiều rơi và bất giác nhìn sang Cương. Gương mặt thầy cũng ửng hồng trong ánh chiều, đôi mắt thầy bình thản và ánh lên nét vui tươi hiếm có. Thầy vẫy tôi lại gần và cho tôi xem bức vẽ của thầy. Tôi không tin vào mắt mình khi thấy bức phác hoạ hình ảnh chính mình đang ngồi vẽ dưới một gốc cây trong buổi hoàng hôn của một ngày êm dịu. Phía xa là mặt trời đỏ ối đang dần khuất sau dãy núi mờ mờ.

Tôi bối rối tới mức không cất nên được tiếng nào. Thầy mỉm cười hiền hậu rồi dịu dàng nói:

- Tôi sẽ hoàn thành nốt bức tranh này và sẽ tặng em vào một ngày nào đó.

Tôi đã không hỏi cái “ ngày nào đó” mà thầy nói đến là ngày nào.

Từ nhà thầy Cương ra, tôi không về ngay mà chạy xe chầm chậm dọc theo con đường bờ sông. Gió từ ngoài sông thổi vào khiến da mặt tôi tê lạnh dễ chịu. Ở giữa sông, nơi có bãi bồi lớn mà người dân xung quanh thường lên đó trồng rau, người ta đang đốt những đống lửa. Những làn khói bảng lảng theo gió lan toả trong không gian trong buổi chiều đang chuyển dần sang bóng tối khiến cho tôi có cảm giác nao lòng.

Tôi nhớ lần Long mới ốm dậy sau một trận ốm nặng, tôi đã đưa Long ra đây. Hôm đó đúng vào mùa thu hoạch ngô, sau khi bẻ hết ngô về, người ta loại ra những bắp ngô chất lượng kém hoặc quá non để cho bọn trẻ con nhóm lửa nướng ăn ngay trên bãi. Long và tôi cũng được mời thưởng thức những bắp ngô mới nướng còn nóng hổi và có lẽ trong suốt cuộc đời này tôi sẽ không bao giờ quên cái vị ngọt thơm của ngô nếp non còn đọng mãi trong ký ức về những tháng ngày hạnh phúc ấy…

Kỷ niệm quá ngọt ngào khiến cho người ta không thể không chạnh lòng khi thấy mình giờ đây chỉ còn lại một mình. Long xa tôi đã hơn một năm rồi, không một lời nhắn gửi, không một tin tức.

Tôi về đến gần nhà vào lúc hơn 8h tối. Từ xa, tôi sững sờ khi nhìn thấy trong nhà mình đang sáng đèn. Không lẽ lại là Long vì chỉ có anh mới có chìa khoá mở cửa vào nhà tôi? Tôi thấy tim mình như nghẹt thở, lồng ngực tôi chợt đau thắt lại, như cái cảm giác sau mỗi lần đi công tác xa về, vừa bước xuống sân bay đã nhìn thấy Long đứng chờ ở đó từ bao giờ. Cảm giác ấy ấm áp và hạnh phúc lắm mà có lẽ tôi không bao giờ chấp nhận đánh đổi nó lấy bất cứ thứ gì trên đời này.

Cá»­a mở, Long đứng đó nhìn tôi, cười. Tôi lao vào anh nức ná»
Ÿ. Nhá»› anh vô cùng. Trong cái khoảng khắc anh ôm chặt tôi trong vòng tay của mình, tôi đã tha thứ cho anh tất cả, cả sá»± ra Ä‘i không má»™t lời hẹn Æ°á»›c, cả sá»± im lặng của anh trong suốt hÆ¡n má»™t năm trời qua.

Long nói rằng anh nhớ tôi rất nhiều, anh đã làm việc cật lực để có tiền về cưới tôi. Bất ngờ, anh đặt hai bàn tay lên vai tôi, đôi mắt anh nhìn sâu vào mắt tôi, anh hỏi:

- Em có đồng ý làm vợ anh không?

Tôi sung sướng gật đầu, miệng tôi cười mà nước mắt tôi chảy dài vì nỗi hạnh phúc quá đỗi lớn lao này.

( còn nữa )

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2008

Góc khuất của mỗi con người

Trong mỗi con người đều có một góc khuất mà khó ai có thể nhìn ra được. Một số người góc khuất rất ít nhưng cũng có những người góc khuất lớn đến nỗi giống như cả một con người khác với con người bình thường họ vẫn thể hiện ra bên ngoài. Con người này tồn tại song song với con người hiện tại của họ, là một phần trong cuộc sống của họ...


Ở trong tôi tồn tại hai con người, một con người vật chất và một con người tinh thần. Con người vật chất hàng ngày ăn, ngủ, làm việc, giao tiếp với mọi người... Con người tinh thần là một con người hoàn toàn khác, một con người nằm trong góc khuất có những yêu ghét khác hẳn con người bình thường kia. Cả hai con người đó đều có những mối quan hệ riêng biệt, không hề liên quan đến nhau và thậm chí không hề biết đến sự tồn tại của nhau.


Hai con người đó cùng tồn tại trong tôi nhưng lại không bao giờ dung hoà được với nhau. Bao giờ cũng xảy ra những cuộc đấu tranh nội tâm, khi êm đềm, khi dữ dội. Có những lúc tôi muốn hoà chung hai con người đó làm một nhưng một sự thật là trong suốt cuộc đời này có lẽ tôi không bao giờ làm được điều đấy. Góc khuất ấy luôn là một bí mật vô cùng lớn trong cuộc đời tôi...